Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Hướng dẫn vẽ cây cơ bản

CÁCH VẼ CÂY CƠ BẢN BẰNG MÀU GOUACHE

Cây cỏ là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong tranh phong cảnh. Chính vì vậy, để vẽ được một bức tranh về thiên nhiên cây cỏ, người bắt đầu học vẽ cũng rất cần học cách thể hiện đối tượng này một cách hiệu quả. Bài hướng dẫn sau đây sẽ giúp các bạn luyện tập vẽ cây bằng 5 bước cơ bản. 

Chuẩn bị: giấy, bút chì, tẩy, que đo (nếu cần), màu Gouache, bút lông cứng, bút tỉa nét nhỏ, pallete, bay lấy màu, nước sạch và khăn lau màu.

Trước khi tiến hành vẽ, các bạn cần quan sát mẫu kỹ để xác định đúng hình dạng của cái cây mà các bạn lựa chọn. Có một số loại cây có hình dạng đặc biệt như: cây bàng, cây dừa, cây chuối, cây cọ… Trong phạm vi bài này, BỤI sẽ hướng dẫn các bạn vẽ hình dạng cây thông dụng nhất. 

Bước 1: Dựng hình phần thân cây - cành cây. 
Thân cành được coi là xương sống của một cái cây. Hình thân cành sẽ giúp định dạnghình dáng của cây. Phần càng gần gốc thì kích thước càng lớn, phần ngọn thì cành càng nhỏ hơn.


C:\Users\Administrator\Desktop\New folder\1.JPG
Bước 2: Lên màu phần thân cành
Các bạn quan sát phần màu sắc của thân cành cây. Để ý kỹ chúng ta sẽ thấy có những phần thân cây có màu sắc rất đậm, có chỗ thì màu sắc rất nhạt. Lên màu phần thân cành các bạn sẽ bắt đầu với màu sắc độ trung gian. Chú ý khi vẽ cành nhỏ thì ta dùng bút tỉa. 

C:\Users\Administrator\Desktop\New folder\2.JPG


Bước 3: Vẽ phần tán lá cây
Cũng giống như bước 2, chúng ta quan sát màu sắc chung của phần tán lá, sau đó dùng màu trung gian để vẽ ước lượng hình dáng của từng phần lá tương ứng với vị trí các cành cây. Khi vẽ tán cây, các bạn dùng các nét chấm, phẩy bằng đầu bút lông cứng, vẽ những nét kích cỡ to nhỏ khác nhau, đường hướng ngẫu nhiên. 
C:\Users\Administrator\Desktop\New folder\3.JPG

Bước 4: Tạo khối cho đám lá cây
Từng đám lá cây ở những vị trí cành khác nhau nhận được ánh sáng chiếu đến khác nhau. Do vậy các bạn chú ý hướng ánh sáng chiếu đến, phần lá nào nhận được nhiều ánh sáng hơn thì chúng ta dùng màu vàng, màu trắng, xanh lục nhạt để thể hiện. Phần khuất bóng thì dùng những gam màu xanh đậm hơn. 
Chú ý khi vẽ tán cây, ta vẫn cần chừa ra những khoảng trắng - là những khoảng ngẫu nhiên mà lá cây xen kẽ nhau để ánh sáng xuyên qua. 
C:\Users\Administrator\Desktop\New folder\4.JPG

Bước 5: Hoàn thiện
Các bạn chỉnh lại độ đậm nhạt của thân cây và tán lá. Những phần thân cây trong đám lá là nơi tối nhất. Vẽ thêm những cành cây nhỏ xen kẽ giữa đám lá. Thêm các chi tiết nhỏ như rễ cây nổi trên mặt đất hoặc bãi cỏ. Cuối cùng là phần bóng đổ của cây dưới nắng. 
Vậy là một cái cây đã được hoàn thành rồi. Các bạn hãy thử nghiệm và thành công nhé! 

C:\Users\Administrator\Desktop\New folder\5.JPG












Hướng dẫn vẽ gà bằng màu nước

Têt này bạn có muốn làm những tấm thiệp do tự tay mình vẽ đem tặng bạn bè, người thân không nào? Năm mới này, hình ảnh con gà là không thể thiếu rồi, vậy hãy cùng tìm hiểu các bước để vẽ gà bằng màu nước theo một cách đơn gian nhất nào.
Bước 1: Phác hình bằng chì
C:\Users\Kien\Desktop\DSC_1290.JPG
*Lưu ý duy nhất cho việc phác hình là hãy vẽ thật sạch, nét chì nhẹ tay nhưng vẫn phải đầy đủ chi tiết và rõ ràng từng bộ phận






Bước 2: Lên màu tổng thể
C:\Users\Kien\Desktop\DSC_1292.JPG
Sử dụng những màu cơ bản chính như màu đỏ cho mào gà, màu vàng rơm cho lông gà để lên lớp màu đầu tiên.
Kỹ thuật được sử dụng chính trong phần này là tô đều màu những mảng lớn, một vài chỗ có thể để loang 2 màu với nhau nhưng quan trọng vẫn phải đều, các bộ phận chính phải tách nhau ra, lời khuyên là nên vẽ từng bộ phận một và phải đợi màu khô thì mới tiếp tục vẽ những bộ phận bên cạnh (tránh màu bị loang vào nhau khi còn ướt).






Bước 3: Đẩy sâu độ đậm

C:\Users\Kien\Desktop\DSC_1293.JPG
Tiếp theo, chúng ta sử dụng những màu tối hơn để lên màu tại những chỗ đậm, điều cần đạt được ở bước này là tạo được chiều sâu, khối trên bài, bước này chúng ta chỉ cần vẽ vào những phần tối  và nên chừa lại một vài phần sáng, không nên lên màu đậm hết nhé, và quan trọng nhất là không được để phần màu đậm vừa vẽ bị tách quá so với phần sáng (sử dụng kỹ thuật loang màu bằng nước để khiến màu nhạt dần đi nhé).




Bước 4: Vẽ chi tiết, hoàn thiện

C:\Users\Kien\Desktop\DSC_1296.JPG
Đến bước cuối cùng chúng ta sử dụng  màu hơi khô 1 chút để vẽ chi tiết lông gà, nên sử dụng những màu sắc tươi sáng một chút như cam, vàng, đỏ để giúp bài có phần thu hút hơn. Màu đen để vẽ chi tiết là màu cuối cùng chúng ta sử dụng, lưu ý là chỉ vẽ một vài chi tiết cần thiết thôi, không nên lạm dụng màu đen quá nhé. Xong xuôi bạn có thể vẽ thêm nền, viết thêm một vài lời chúc năm mới là chúng ta đã có một món quà vô cùng độc đáo trong dịp têt này rồi. 

Chúc các bạn thành công!!

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Hướng dẫn vẽ nếp vải chi tiết

Đối với những ai đang học vẽ, vẽ vải luôn là một thử thách mà nhiều người muốn chinh phục. Hãy cùng Mỹ Thuật Bụi tìm hiểu trong video dưới đây để hiểu làm sao có thể vẽ vải một cách tự nhiên nhất mà không cần sử dụng nhiều kỹ năng phức tạp nhé.

Với những ai đang theo học lớp Hình Họa, mọi người không chỉ học cách vẽ, mà còn là khả năng quan sát, so sánh, nghiên cứu và nhận xét về cấu trúc của những vật xung quanh chúng ta. Hướng dẫn dưới đây không chỉ dành cho những học viên mới học lớp Hình Họa, mà ngay cả những người học lâu cũng có thể áp dụng.




Thực hiện: Giảng viên Giang Baka - một trong những Giáo viên khá trẻ tuổi của Mỹ Thuật Bụi.

Cô giáo mang đến niềm yêu thích hội họa và đam mê học hỏi ở mỗi học viên của Bụi. Cách nhìn màu sắc độc đáo và phương pháp giảng dạy kiên nhẫn cũng như chăm sóc học viên nhiệt tình và chu đáo với phương châm: "Ai cũng có thể học vẽ và ai cũng có khả năng để làm nên những điều đặc biệt. Học vẽ không chỉ là một kĩ năng mà là cả một sự tìm tòi khám phá bản thân."

Bạn có thể đăng ký tham gia nghịch màu cùng cô Giang tại khóa học Phong cảnh Căn bản và khóa Mỹ thuật Căn bản dành cho người-chưa-từng-biết-vẽ ngay dưới đây nhé.
Link đăng ký: [Click here]