Bước 1: Xác định tỉ lệ khối tai
- Dựa vào khung hình chuẩn đã đo ở trên ta dùng phương pháp gióng trục để phác thảo ra độ dốc của từng vành tai một, bao gồm vành tai ngoài và vành tai trong.
- Độ dày của khối vành tai ngoài & trong được xác định bằng cách so sánh hay ước lượng để phác ra.
- Cả hai vành tai đều được nối vào nhau ở phần dái tai.
- Khi đã có tỉ lệ khối tai hoàn chỉnh thì ta vẽ các phần phụ bao quanh khối tai gồm khối hình chữ nhật xung quanh khối tai.
Bước 2: Lên màu sáng tối cho khối tai
- Lên sáng tối lớn trên khối tai bằng chì nhạt- Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).
- Dùng cấu trúc khối cầu để vẽ sao cho dái tai & sụn tai tạo được độ cong
- Dùng cấu trúc khối trụ để vẽ những phần vành tai.
- Phải xác định được chính xác đỉnh khối nằm ở đâu, bóng đổ của vành ngoài lên vành tai trong ra sao
Bước 3: Tăng đậm nhạt cho khối tai
***Lưu ý :“gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
Khi đi sâu vào chi tiết tai nhớ phải luôn tuân theo quy tắc khối cầu & khối trụ.
Bước 4: Hoàn thiện khối tai
- Khi hoàn thiện khối tai thì bạn không nên để phản quang của mặt tối quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ.- Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
- Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt
- Sắc độ của mặt nền không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống
Chúc bạn thành công khi vẽ khối tai trong một bức tranh chân dung
0 nhận xét:
Đăng nhận xét