Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

Học vẽ Chân dung cùng Mỹ thuật Bụi - Tỷ lệ mặt người cơ bản

Tỷ lệ khuôn mặt con người luôn là một thử thách khó đối với người mới bắt đầu học vẽ. Ở số đầu tiên của #5phutlabietve , #mythuatbui sẽ cũng cấp cho các bạn một phương pháp đơn giản để có thể dựng hình thành công tỷ lệ mặt người trong vòng 5 phút nhé. Hoạ sĩ thực hiện: Thuỷ Vũ Group hội hoạ Nhà của Bụi - Hà Nội: https://www.facebook.com/groups/Mtb16... Facebook Mỹ Thuật Bụi: https://www.facebook.com/mythuatbui/ Group hội hoạ Nhà của Bụi - Sài Gòn: https://www.facebook.com/groups/mythu... Lớp vẽ dành cho thiếu nhi: https://www.facebook.com/Buinho.since... Website: http://mythuatbui.edu.vn/


Học vẽ cũng Mỹ thuật Bụi - Luyện nét vẽ tay

Bài tập này sẽ giúp cải thiện kỹ năng vẽ tay của bạn một cách hiệu quả nhất. cùng xem video và thực hành nhé !
Hoạ sĩ thực hiện: Giang Baka Group hội hoạ Nhà của Bụi - Hà Nội: https://www.facebook.com/groups/Mtb16... Facebook Mỹ Thuật Bụi: https://www.facebook.com/mythuatbui/ Group hội hoạ Nhà của Bụi - Sài Gòn: https://www.facebook.com/groups/mythu... Lớp vẽ dành cho thiếu nhi: https://www.facebook.com/Buinho.since... Website: http://mythuatbui.edu.vn/



Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc đến chuyện dạy bé vẽ con vật hay dạy bé học toán. Thực ra, việc dạy bé vẽ vô cùng đơn giản. Nhưng hình ảnh dưới đây sẽ là trợ thủ đắc lực giúp các mẹ dạy bé học tốt hơn.

Cách dạy bé vẽ các con vật siêu đơn giản
Vẽ chuồn chuồn.
Cách dạy bé vẽ các con vật siêu đơn giản
Vẽ con chim.
15
Vẽ con ngựa.
2467-9839dd53fc4da40f66312f6617189b71
Vẽ con khỉ.
1437766547-2
Vẽ người.
Cách dạy bé vẽ các con vật siêu đơn giản
Vẽ con hổ.
148471431919_7669962
Vẽ con rùa.
a44012c10448a47443a80517b14812b3
Vẽ con dơi.
Dạy bé vẽ con vật với hình tròn
Dạy bé vẽ ốc sên.
df219b8789d929ec92e19e0cc3ce0ca1
Vẽ con chuột.
ee1e9cc2b437e8116b6624e98966309e
Vẽ con rắn.
Cách dạy bé vẽ các con vật siêu đơn giản
Vẽ con cá.
nhung-buc-tranh-don-gian-giup-bo-me-hoc-ve-cung-con
Vẽ chú gà con.
rne1421118972
Vẽ chú hà mã.
1437766547-5
Vẽ chú cún nhỏ.
bo
Vẽ bò sữa.
day-con-ve-o-to-may-bay-khong-kho-nhu-ban-nghi-7
Vẽ máy bay.
day-con-ve-o-to-may-bay-khong-kho-nhu-ban-nghi-9
Vẽ tàu hỏa.
rcz1421118972
Vẽ chú nai.
v1-1423532259_660x0
Vẽ chú thỏ.
ve6
Vẽ chú mèo dễ thương.
ve-hinh-don-gian-thu-vat-1
Vẽ chú lợn con.
ve-hinh-don-gian-thu-vat-4
Vẽ chú voi.

Với những bức vẽ này các mẹ thoải mái mà dạy bé vẽ nhé. Sẽ cực kì đơn giản nếu như bạn biết cách, biết các bước tiến hành. Thay vì để trẻ chăm chú vào những chiếc ipad, bạn hãy để trẻ thảo sức sáng tạo với những bức vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu. Biết đâu đây chính là bước đầu chuẩn bị cho hành trình phát triển ước mơ của trẻ.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Hướng dẫn vẽ cá, sứa đơn giản cho bé

Dù không phải là người có năng khiếu vẽ vời nhưng ba mẹ vẫn hoàn toàn có thể dạy bé vẽ con vật một cách dễ dàng với một số dụng cụ cần thiết và thông qua bộ ảnh hướng dẫn vẽ dưới đây.

Kỳ nghỉ tết đang đến gần, các bậc phụ huynh cũng muốn cho các bé con nhà mình được nghỉ xả hơi sau một kỳ học tập vất vả với những hoạt động lý thú ngay tại nhà. Tạm dừng việc giao cho con các bài tập "khó nhằn" trong sách vở, ba mẹ có thể dạy bé vẽ con vật vào tranh - một trò chơi bổ ích, kết hợp cả chơi và học. Chắc hẳn bé nào cũng sẽ hứng thú với việc này.
21442-5-ca-1.jpg
Cách vẽ cá đơn giản
21443-5-ca-2.jpg
Cách vẽ cá heo
21444-5-ca-3.jpg
Cách vẽ cá mập
21445-5-ca-ngua-1.jpg
Cách vẽ cá ngựa
21446-5-sua-1.jpg

Nguồn: Internet

Hướng dẫn vẽ một số loài chim đơn giản

Vẽ là một trong những kỹ năng giúp trẻ rèn luyện đôi tay và tư duy một cách hiệu quả, từ đó giúp ích cho những kỹ năng khác của bé về sau. Do đó, mỗi ngày mẹ hãy dành chút thời gian dạy bé vẽ hình những con vật ngộ nghĩnh, gần gũi, đơn giản dưới đây nhé!

Nguồn: Internet
Chim con 1

21791-chim.jpg

Chim con 2

21430-4-chim-canh-cut-1.jpg

Chim cánh cụt

21435-4-da-dieu-1.jpg

Đà điểu

21431-4-chim-cu-1.jpg

Cách vẽ chim cú 1


21432-4-chim-cu-2.jpg

Cách vẽ chim cú 2

21433-4-chuim-cu-2.jpg

Cách vẽ chim cú 3

21439-4-vet-1.jpg

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

Giai thoại họa sĩ Nguyễn Phan Chánh – danh họa thường xuyên điểm zero môn hình họa

Hay bị điểm kém môn hình họa – bộ môn quan trọng nhất của hội họa – mà lại vẫn thành danh họa. nghe kỳ lạ đấy, nhưng không phải không có lý.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã ngoài ba mươi, vợ con đề huề ở quê mới bắt đầu lặn lội từ Hà Tĩnh ra học. “già” tuổi nhất lớp. ở trong lớp toàn con quan tây học mặc complet trắng đi giày tây, chỉ riêng ông vẫn giữ cái chất quê mùa một cục như vậy.
Và có một điều đặc biệt là đi đâu ông cũng kè kè cắp cái ô bên mình. Vẽ hình họa-ông dựng nó bên cạnh giá vẽ.
Đến Tardieu cũng thấy khó chịu về anh chàng sinh viên ngồi trong lớp mà vẫn giữ khư khư cái ô bên cạnh. rất nhiều lần, ông rời bục giảng, xuống “tịch thu” ô của Phan Chánh, đem treo ở chân giá bày mẫu vật. ông học trò lại đi theo sau lấy nó về chỗ cũ. Thầy và trò cứ tái diễn hành động ấy cho đến khi Tardieu phải đầu hàng.
Dù hơi “bướng” và gàn, lại thường xuyên đội sổ. cho đến năm thứ 2, danh họa vẫn thường xuyên ăn điểm không môn hình họa trong khi các bạn cùng khóa thường được điểm rất cao.
Vì là con nhà nho, quen với bút lông hơn lối học của châu Âu, ông khó tiếp thu nền kiến thức của hội họa châu Âu. Ông vẽ sơn dầu nói chung là xấu khiến các giáo sư chán nản vô cùng.
Nhưng thầy Victor Tardieu lại nhìn thấy một tài năng ẩn giấu bên trong ông học trò quê mùa “vẽ xấu” này. Tardieu đã đúng.

Trong một dịp sang Vân Nam, Tardieu bắt gặp những bức tranh lụa đời Đường, Tống phác họa phong cảnh. Ông chợt lóe lên một ý nghĩ: Biết đâu, Phan Chánh hợp với chất liệu lụa!
Ông liền mua về một sấp lụa cùng với những bức tranh thời Đường và bảo: “con vẽ lụa thử xem”. Quả nhiên, Phan Chánh đã làm các thầy kinh ngạc. ông say sưa mày mò với chất liệu lụa và còn sáng tạo ra phương pháp rửa lụa mà trở thành một đặc sản riêng của tranh lụa Việt Nam.
Tranh ông thường về đề tài nông thôn với tông màu nâu trầm. không tả nhiều chi tiết mà tập trung khai thác các mảng phẳng với tạo hình mềm mại nhẹ nhàng. nhiều tác phẩm quý lên sàn đấu giá quốc tế và một số bức tranh được liệt vào bảo vật quốc gia.
Từ Nguyễn Phan Chánh ta có thể nhận ra rằng, để thăng hoa trong nghệ thuật, nghệ sĩ phải được là chính mình. Và chỉ khi được là chính mình, tài năng thật sự mới bắt đầu được tỏa sáng.
Và cũng phải biết ơn con mắt tinh tường của người thầy Victor Tardieu-người đã nhận định về các học trò An Nam của mình “hay hơn người Pháp”- mà dưới thời ông, các học trò của ông nở rộ tài năng với các tên tuổi đã làm nên nền lịch sử mỹ thuật của chúng ta sau này.



Mỹ thuật Bụi tổng hợp

Giai thoại danh họa: Nguyễn Gia Trí – Cãi bướng bị đuổi học, thấy vẽ đẹp lại được mời học lại

Nguyễn Gia Trí thi đỗ vào trường và học khóa IV nhưng đến tận khóa VII mới tốt nghiệp, lý do thì khá ly kỳ.
Khi thi vào học khóa 1928-1933, Nguyễn Gia Trí học khá nhưng rất cứng đầu cứng cổ (cái ương bướng của ông đã thành một bản sắc mà chúng ta sẽ biết tới trong các bài tiếp theo)
Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí thời sinh viên
Một hôm thầy Victor Tardieu xuống lớp xem bài và đến bài của trò Trí thấy không đồng ý với cách vẽ của học trò này. Thật bất ngờ là Nguyễn Gia Trí cãi lại rất hăng. Trong bối cảnh thời thực dân thì một anh học trò vốn đã là vai dưới lại còn là dân xứ thuộc địa gân cổ lên cãi chày cãi cối thế này là một việc không thể chấp nhận được, tất nhiên là ông bị đuổi thẳng cổ.
Nguyễn Gia Trí cũng không vừa, ông lẳng lặng xách đồ vẽ cá nhân đi thẳng.
Chuyện không có gì đáng kể nếu không đến một ngày. Hôm đó đẹp giời, chả biết có việc gì hay thầy muốn đi du ngoạn thôi. Victor Tardieu thuê xe ngựa rời Hà Nội lên Lạng Sơn. Đến một đoạn đèo ở Bắc Giang, ông bỗng nhìn thấy một người bản xứ đặt giá đang đứng vẽ.
Đây tất là một sự lạ ở cái xứ này. Tò mò, ông liền bảo xà ích cho dừng xe, ông tiến tới người đang đứng vẽ và nhận thấy bức tranh đó khá đẹp. lại gần chút nữa thì ông nhận ra đó là ông học trò cứng cổ ngày nào mình đã đuổi học.
Hiệu trưởng Victor Tardieu

Chần chừ giây lát rồi ông hiệu trưởng tiến ra phía trước…..Nguyễn Gia Trí sau này nhớ lại giây phút ấy: đang mải vẽ bỗng giật mình thấy ông Hiệu trưởng Tây hiện ra bên cạnh, bất ngờ nhấc nhẹ mũ phớt chào, khen tranh đẹp và tỏ lời hối tiếc đã đuổi trò trong lúc nóng giận: “Kể từ ngày mai, nếu muốn, anh có thể quay lại trường để học tiếp, tôi hứa!”
Sau này khi ra trường, Nguyễn Gia Trí đi sâu chuyên vào sơn mài, và dần nhận được nhiều hợp đồng lớn. Không chỉ ông phải thuê nhiều thợ sơn ta chuyên nghiệp mà còn thuê cả khóa sinh viên mỹ thuật khóa 1939-1944. Rất nhiều tranh của ông sau này đều được liệt vào bảo vật quốc gia và có mặt trong nhiều bộ sưu tập hoặc bảo tàng nước ngoài.

Vườn Xuân Trung Nam Bắc. Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Câu chuyện ở đây lại cho người ta thấy một lần nữa, tính vô tư trong nghệ thuật của họa sĩ Victor Tardieu. Trọng tài hơn tất cả mọi thứ. Sẵn sàng nhún mình vì nghệ thuật chứ không chịu bỏ phí một tài năng nào.
Từ một người quyết tâm bằng được mở ra trường mỹ thuật khi nhận thấy người An Nam có đủ tư chất nghệ sĩ cũng như kiên định bảo vệ lập trường chỉ đào tạo họa sĩ chứ không đào tạo thợ vẽ, bất chấp sức ép của toàn quyền thực dân. Để rồi gắn bó với xứ này suốt 12 năm cho đến tận khi qua đời.
Và vì có một người thầy như thế, đã tái phát hiện ra một tài năng – mà sau này đã trở thành một trong “Bát Trụ” của nền mỹ thuật Việt Nam. Nguyễn Gia Trí – một trong những danh họa quan trọng nhất của hội họa sơn mài Việt Nam.
-BỤI TỔNG HỢP –

Khám phá lớp Cọ mầm tại Toong Coworking Space – IPH Xuân Thủy

Cùng khám phá Lớp học Cọ mầm của Mỹ Thuật Bụi tại Toong IPH (Tầng 2, TTTM Indochina Plaza Hanoi, 241 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) – Nơi được mệnh danh là “ngôi nhà của cộng đồng yêu nghệ thuật”
Từ đầu tháng 10, Mỹ Thuật Bụi đã chính thức tuyển sinh và khai trương lớp học vẽ cho thiếu nhi Cọ Mầm tại Toong IPH. Ngoài ra, Mỹ thuật Bụi còn có ưu đãi dành cho các Toong Member: Giảm 25% học phí cho tất cả các khóa học tại 2 cơ sở Mỹ thuật Bụi (Hà Nội).
Nằm tại đầu mối giao thông quận Cầu Giấy, với mặt bằng rộng gần 2,000 mét vuông, Toong IPH được thiết kế lấy cảm hứng từ những hoạ tiết thổ cẩm sáng tạo độc đáo, ấm cúng. Không gian ấm cúng với chứa khoảng 500 chỗ ngồi cho khách cá nhân và gồm gần 90 phòng làm việc riêng cho doanh nghiệp, đi kèm với quầy cafe, khu giải trí,… Chuỗi không gian làm việc chung TOONG coworking space cả nước là nơi tổ chức nhiều các sự kiện lớn nhỏ về triển lãm, thủ công, hội họa, âm nhạc, kịch nghệ…
Không gian mới mẻ, sáng tạo tại TOONG.
Mỹ Thuật Bụi đã từng tổ chức Workshop “Trò chuyện cùng gỗ” với hoạt động vẽ trên gỗ thú vị tại TOONG.
Lộ trình lớp vẽ cho bé Cọ Mầm của bé được chia làm các Kỳ khác nhau với độ khó tăng dần. Tùy theo khả năng của bé, Giảng viên của Bụi sẽ trao đổi với phụ huynh để bé có thể tham gia vào Kỳ học phù hợp. Trong Kỳ học đầu tiên này, bé sẽ được Giảng viên hướng dẫn làm quen với các chất liệu căn bản của hội họa như màu bột, than chì,… làm quen các dạng bài như: Hình họa, phong cảnh, trang trí, tĩnh vật, trực họa,… Sau một kỳ học các, bé sẽ có kiến thức về cách dựng hình, đo dọi chia tỉ lệ và cách phối màu, pha dải màu… hoàn thiện bức tranh hoàn chỉnh.
Khám phá lớp học Cọ mầm đáng yêu tại Toong IPH:
Chúc mừng các “hoạ sĩ nhí” đã tốt nghiệp kì 1
Xem thêm thông tin lớp học vẽ thiếu nhi Cọ mầm tại: https://mythuatbui.edu.vn/lop-hoc-ve-thieu-nhi/

Người mẫu nhí Sushi Đăng Khôi, Minh Anh, Hà Trang thi tài vẽ tranh tại lớp Cọ mầm

Cùng tham dự lớp vẽ tranh Cọ mầm của Mỹ Thuật Bụi (10C2 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đa Kao, Quận 1), Fashionista Sushi Đăng Khôi, người mẫu nhí Minh Anh, Kiện tướng dancesport nhí Hà Trang đã cùng nhau vẽ tranh chủ đề Biển với chất liệu màu bột gouache.
Dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bé đã được học cách pha màu, cách dùng cọ, nước, bông gòn để vẽ bức tranh chủ đề biển.
Vốn có năng khiếu về hội hoạ và từng vẽ nhiều bức tranh gạo, fashionista nhí Sushi Đăng Khôi khiến cô giáo ngạc nhiên khi có cách chuyển màu xanh giữa trời và biển rất đẹp. Sushi rất kĩ tính, khi vẽ rất tập trung. Khi kí tên, Sushi lỡ tay viết chữ O màu đen quá đậm và đã nhất quyết sửa lại cho đẹp, dù mọi người đã xong và dọn dẹp hết.
“Hoạ sĩ nhí” Sushi Đăng Khôi chuyên nghiệp hai tay cầm hai cọ.
Hai anh em Sushi Đăng Khôi và Shiro Khôi Nguyên rất đáng yêu.
Hai chị em Minh Anh – Hải Anh cũng rất mê vẽ và lần đầu tiên được tiếp xúc với màu bột Gouache. Khác với màu nước tan và tạo sắc độ trong nước, màu gouache là màu dạng bột pha keo, có thể chồng nhiều lớp màu và vẽ ở dạng khô hay ướt đều được. Hai chị em đều rất sáng tạo, Minh Anh vẽ tàu không chạm biển nhìn như “tàu bay”, Hải Anh vẽ… “vỏ ốc sên” khổng lồ trên biển. Cô giáo nhận xét bài Minh Anh và Hải Anh có màu sắc tươi sáng, tách mảng đẹp, Minh Anh còn xin luôn bức tranh cô hướng dẫn mang về treo tường.
Minh Anh chăm chú vẽ tranh.
Hai chị em Minh Anh – Hải Anh
Tài năng Dance sport nhí Hà Trang đã từ Biên Hoà lên Sài Gòn từ sáng sớm. Cô giáo nhận xét Hà Trang và em vẽ rất kĩ lưỡng và tập trung, vẽ nhiều hoạt động trên biển hơn các bạn khác. Trang làm gì cũng chỉn chu, ngoan ngoãn, nhắc bố chụp hình gửi cho mẹ đang ở xa, hướng dẫn em nhỏ vẽ cùng.
Kết thúc buổi học, các bé được cô nhận xét bức tranh của mình rất kĩ lưỡng. Mỗi bé đều rất vui khi có tranh đẹp mang về. Không chỉ biết cách tô màu, các bé còn biết thêm cách pha màu, cách điều chỉnh độ đậm nhạt bằng màu và nước, cách tô đám mây bằng cách dùng bông gòn thấm màu.