Hay bị điểm kém môn hình họa – bộ môn quan trọng nhất của hội họa – mà lại vẫn thành danh họa. nghe kỳ lạ đấy, nhưng không phải không có lý.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã ngoài ba mươi, vợ con đề huề ở quê mới bắt đầu lặn lội từ Hà Tĩnh ra học. “già” tuổi nhất lớp. ở trong lớp toàn con quan tây học mặc complet trắng đi giày tây, chỉ riêng ông vẫn giữ cái chất quê mùa một cục như vậy.
Và có một điều đặc biệt là đi đâu ông cũng kè kè cắp cái ô bên mình. Vẽ hình họa-ông dựng nó bên cạnh giá vẽ.
Đến Tardieu cũng thấy khó chịu về anh chàng sinh viên ngồi trong lớp mà vẫn giữ khư khư cái ô bên cạnh. rất nhiều lần, ông rời bục giảng, xuống “tịch thu” ô của Phan Chánh, đem treo ở chân giá bày mẫu vật. ông học trò lại đi theo sau lấy nó về chỗ cũ. Thầy và trò cứ tái diễn hành động ấy cho đến khi Tardieu phải đầu hàng.
Dù hơi “bướng” và gàn, lại thường xuyên đội sổ. cho đến năm thứ 2, danh họa vẫn thường xuyên ăn điểm không môn hình họa trong khi các bạn cùng khóa thường được điểm rất cao.
Vì là con nhà nho, quen với bút lông hơn lối học của châu Âu, ông khó tiếp thu nền kiến thức của hội họa châu Âu. Ông vẽ sơn dầu nói chung là xấu khiến các giáo sư chán nản vô cùng.
Nhưng thầy Victor Tardieu lại nhìn thấy một tài năng ẩn giấu bên trong ông học trò quê mùa “vẽ xấu” này. Tardieu đã đúng.
Trong một dịp sang Vân Nam, Tardieu bắt gặp những bức tranh lụa đời Đường, Tống phác họa phong cảnh. Ông chợt lóe lên một ý nghĩ: Biết đâu, Phan Chánh hợp với chất liệu lụa!
Ông liền mua về một sấp lụa cùng với những bức tranh thời Đường và bảo: “con vẽ lụa thử xem”. Quả nhiên, Phan Chánh đã làm các thầy kinh ngạc. ông say sưa mày mò với chất liệu lụa và còn sáng tạo ra phương pháp rửa lụa mà trở thành một đặc sản riêng của tranh lụa Việt Nam.
Tranh ông thường về đề tài nông thôn với tông màu nâu trầm. không tả nhiều chi tiết mà tập trung khai thác các mảng phẳng với tạo hình mềm mại nhẹ nhàng. nhiều tác phẩm quý lên sàn đấu giá quốc tế và một số bức tranh được liệt vào bảo vật quốc gia.
Từ Nguyễn Phan Chánh ta có thể nhận ra rằng, để thăng hoa trong nghệ thuật, nghệ sĩ phải được là chính mình. Và chỉ khi được là chính mình, tài năng thật sự mới bắt đầu được tỏa sáng.
Và cũng phải biết ơn con mắt tinh tường của người thầy Victor Tardieu-người đã nhận định về các học trò An Nam của mình “hay hơn người Pháp”- mà dưới thời ông, các học trò của ông nở rộ tài năng với các tên tuổi đã làm nên nền lịch sử mỹ thuật của chúng ta sau này.
Mỹ thuật Bụi tổng hợp
0 nhận xét:
Đăng nhận xét